Trong thời trang Sơn móng

Theo truyền thống, sơn móng khởi đầu với các màu trong suốt, trắng, đỏ, hồng, tím và đen. Sơn móng có thể đa dạng với nhiều màu sắc và sắc thái khác nhau. Ngoài màu đặc, sơn móng còn phát triển một loạt các thiết kế khác, chẳng hạn như vết nứt, lấp lánh, vảy, lốm đốm, ánh kim và ba chiều. Đốm kim cương hoặc nghệ thuật trang trí khác cũng thường được áp dụng cho sơn móng. Một số loại sơn được quảng cáo có thể kích thích móng phát triển, giúp móng khỏe, ngăn móng bị gãy, nứt hoặc tách ra, và thậm chí ngăn chặn việc cắn móng tay.

Móng tay kiểu Pháp

Móng tay kiểu Pháp[18] là một kiểu vẽ móng với lớp sơn dưỡng màu hồng nude nhạt còn đầu móng được sơn màu trắng.[19] Móng tay kiểu Pháp do Jeff Pink tạo ra từ những năm 1970 tại Hoa Kỳ[20] nhằm đáp ứng nhu cầu về một kiểu vẽ móng vừa nhanh và hợp với nhiều bộ trang phục điện ảnh cho các nữ diễn viên Hollywood. Từ đó, sơn móng kiểu Pháp ra đời và gắn liền với giới Hollywood.[19]

Với kiểu làm móng tay hiện đại của Pháp, xu hướng sơn các màu khác nhau cho đầu móng thay vì màu trắng. Đỉnh móng kiểu Pháp có thể được làm bằng miếng dán và khuôn tô vẽ. Nó vẫn thường được làm bằng tay thông qua cách vẽ với sơn bóng hoặc gel, hoặc điêu khắc bằng acrylic.[cần dẫn nguồn]

Truyền thông xã hội

Bộ sưu tập sơn móng tại nhà ở Mỹ

Phương tiện truyền thông xã hội đã làm nảy sinh văn hóa nghệ thuật làm móng cho phép người dùng chia sẻ hình ảnh về nghệ thuật làm móng của họ. Women's Wear Daily báo cáo doanh số bán sơn móng đạt kỷ lục 768 triệu đô la Mỹ tại Hoa Kỳ vào năm 2012, tăng 32% so với năm 2011.[21] Một số chất sơn mới và các sản phẩm liên quan đã xuất hiện trên thị trường vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI như một phần của sự bùng nổ nghệ thuật làm móng, chẳng hạn miếng dán móng (làm bằng sơn móng hoặc nhựa), khuôn tô vẽ, sơn móng có tính nam châm,[22] chì vẽ móng tay, sơn phủ lấp lánh và sequin, móng trứng cá (hạt siêu nhỏ), sơn móng trên thị trường dành cho nam, sơn móng thơm và sơn móng đổi màu (một số đổi màu khi tiếp xúc với ánh nắng và phạm vi thay đổi màu sắc theo phản ứng để sưởi ấm). 

Thế giới phương tây

Đàn ông và phụ nữ sơn móng tay tại Wikimania, 2016

Sơn móng ở thế giới phương Tây được phụ nữ thường xuyên sử dụng hơn, tùy thuộc vào phong tục đạo đức từng thời kỳ. Trong văn hóa thời kỳ Victoria, phụ nữ thường bị cho là thô tục khi trang điểm hoặc sơn màu móng. Vì vẻ ngoài tự nhiên được xem là trong sáng và thuần khiết. Tuy nhiên, vào những năm 1920, phụ nữ bắt đầu sử dụng màu sắc trong đồ trang điểm và sản phẩm làm móng mới.[23]

Nam giới thường ít sơn móng hơn và việc này còn có thể bị xem là vi phạm chuẩn mực giới tính truyền thống.[24] Tuy nhiên, cũng có những người sơn màu trong suốt để bảo vệ móng không bị gãy hoặc tạo độ bóng đẹp, hoặc sơn màu lên móng tay – móng chân. Trên thị trường Hoa Kỳ cũng đã bắt đầu xuất hiện các loại sơn móng tay dành riêng cho nam giới.[25]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sơn móng http://www.cbsnews.com/news/phthalate-chemicals-in... http://www.cosmeticsdesign.com/Formulation-Science... http://www.elle.com/news/beauty-makeup/opi-glitter... http://www.royalmail.com/personal/help-and-support... http://www.self.com/story/the-science-behind-magne... http://style.time.com/2013/01/28/nail-polish-sales... http://eur-lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?... http://blogs.cdc.gov/niosh-science-blog/2009/03/10... http://www.epa.gov/dfe/pubs/projects/salon/ http://cosmeticsinfo.org/ingredient/tosylamideform...